Image result for college textbooks problems

Từ năm lớp 1 đến hết lớp 11 khi mình còn học ở Việt Nam, chưa lúc nào mình phải suy nghĩ về giá cả của những bộ sách giáo khoa hoặc sách tham khảo mà mình đã từng mua. Mình nhớ cứ một vài tháng lại chạy ra nhà sách mua 4,5 quyển sách tham khảo/bài tập về làm thêm (hồi đó chăm chỉ lắm :D) mà ba mẹ vẫn cho, dù gia đình cũng không khá giả bằng ai. Đây là một trong những điều mà mình nhớ nhất về Việt Nam khi sang Mỹ du học vì sách ở đây mắc quá!!! Sau đây là 1 vài mẹo mà mình đã dùng khi đi học để không bị cháy túi khi cần phải mua sách.

Tip 1: Đừng mua sách trước khi vào học:

Hầu như tất cả các giáo sư đều bắt buộc phải thông báo cho sinh viên tên của những tài liệu sẽ được dùng trong lớp. Tuy nhiên, có rất nhiều giáo sư sẽ không giảng bài hoặc ra bài từ những cuốn sách này mà chỉ dùng chúng để làm sách tham khảo. Sau học kì đầu tiên, mình đã nắm rõ được hiện tượng này và từ học kì thứ 2 trở đi, mình không bao giờ mua sách trước khi đã học ít nhất 1-3 lớp. Trong bữa học đầu, bạn hãy mạnh dạn hỏi giáo sư bạn có nên mua sách hay không, họ sẽ cho bạn câu trả lời thật lòng.

Ngoại lệ: Mẹo này rất tốt cho những môn đại cương nhưng khi vào đến chuyên ngành thì bạn hầu như sẽ phải có sách.

Tip 2: Không bao giờ mua sách từ nhà sách của trường.

Điều đầu tiên bạn nên nhớ trước khi mua tất cả những thứ gì chính là phải kiểm tra giá trên mạng trước. Công nhận là mua sách từ nhà sách của trường rất tiện lợi và bạn có thể nhận được sách ngay lập tức, nhưng giá cả hầu như sẽ mắc hơn rất nhiều so với giá ở trên mạng (chênh lệch hơn $100 là chuyện thường). Những trang web rất tốt mà mình đã dùng qua là:

Amazon

Chegg

AbeBooks

ValoreBooks.com

Tip 3: Luôn luôn mua sách cũ hoặc mướn sách.

Cứ 1 vài năm là các nhà xuất bản lại thay đổi 1 vài chi tiết trong nhiều cuốn sách để đưa ra những phiên bản mới nhất. Tuy nhiên, lí do quan trọng nhất mà họ làm như vậy là để nâng cao giá bìa của sách trong khi nội dung sẽ không thay đổi mấy. Đây chính là lí do tại sao rất nhiều sinh viên sẽ chọn mua hoặc mướn sách cũ để tiết kiệm hơn. Nếu bạn không yên tâm là sách cũ sẽ được giáo sư chấp nhận hay không, bạn nên hỏi thẳng họ để chắc chắn. Thay vì mua sách cũ, bạn cũng có thể mướn sách 1 hoặc 2 học kì để khi nào học xong sẽ trả lại. Giá để mướn 1 cuốn sách có thể giảm cho bạn hơn 50% số tiền giá bìa.

Tip 4: Góp tiền mua sách chung với bạn cùng lớp.

Mặc dù không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất, nhiều sinh viên sẽ góp tiền để mua hoặc mướn sách chung với nhau. Điều này có thể cắt giảm chi phí của cuốn sách xuống còn một nửa, và cũng có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng quản lý thời gian vì bạn sẽ phải lập kế hoạch học tập xung quanh người mà bạn đang chia sẻ cuốn sách chung.

Tip 5: Trước khi mua/mướn sách, luôn luôn kiểm tra thư viện.

Điều này mình cũng mới học được năm thứ 3 đại học vì lúc nào mình cũng nghỉ thư viện chỉ có những cuốn sách cũ kĩ mà thôi. Vì vậy mình thật sự rất bất ngờ khi đã tìm được không ít sách giáo khoa mới ở trong thư viện của trường. Mỗi trường sẽ có quy chế cho mượn sách khác nhau, nhưng vì trường mình cho mượn nguyên cả học kì nên mình đã không phải tốn xu nào để dùng những cuốn sách này.

Tip 6: Mua phiên bản quốc tế nếu có thể.

50% những cuốn sách mà mình đã mua chính là phiên bản quốc tế vì giá của nó rất rẻ (80-90% off). Tuy là dùng phiên bản quốc tế có nhiều điểm không thuận lợi như hệ thống đơn vị khác nhau, thứ tự bài tập khác nhau, bạn có thể khắc phục hết những vấn đề này bằng cách hỏi bạn bè xung quanh để so sánh với sách phiên bản Mỹ. Hơn nữa nhưng cuốn sách này vì có bìa mềm nên cũng sẽ nhẹ hơn rất nhiều!

Tip 7: Tìm hiểu xem trường của bạn có học bổng sách hay không.

Trường mình có 1 quỹ học bổng để dành mua sách giáo khoa và laptop cho học sinh mỗi học kì. Lúc mình mới vào học thì không biết đến quỹ này vì nó không được đăng tải ở đâu cả. Đến tận năm 2 mình tìm hiểu ra mới nộp đơn xin và đã được cấp học bổng này 2 năm liền. Bạn nên tham khảo và dò hỏi ở trường của mình may ra lại kiếm được những quỹ như thế.

Tip 8:  Tìm và download sách PDF

Nếu bạn không ngại đọc bảng PDF thì cứ google tên sách + pdf.

Image result for college textbooks problems

Skye Nguyen

10 thoughts on “Làm sao để tiết kiệm tiền mua sách ở Mỹ?”

      1. Haha thì đúng là mỹ rồi, ý mình hỏi bạn ở bang nào, ko biết có gần chỗ mình ko 😄😄

          1. Vậy à. Ở Seattle nghe nói điều kiện phát triển tốt lắm. Mình ở tận new jersey, mãi đầu bên kia đất nước luôn hihi

          2. Đúng rồi bạn. Nhất là mất ngành công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, cơ hội việc làm và phát triển rất cao!

          3. Bạn ở seattle lâu chưa, khi nào có điều kiện sang new jersey chơi haha. Bên này gần new york nên cũng nhiều cơ hội phát triển lắm😀

Leave a Reply

Your email address will not be published.