Ngoài cách được gia đình bảo lãnh và kết hôn với người bản xứ ở Mỹ, du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể kiếm được thẻ xanh thông qua con đường việc làm. Bài viết này sẽ nêu ra những điều nên biết về cơ hội định cư này và mong là sẽ giúp được những người đang băng khoăn.
Thẻ xanh dựa vào công việc có thể được cấp theo 5 cấp độ ưu tiên (EB1,EB2…EB5). Cũng giống như chương trình thị thực H1B, du học sinh không thể tự làm đơn xin thẻ xanh EB được mà phải được công ty tài trợ. Lưu ý: Những thẻ xanh này là thẻ xanh 10 năm không phải 2 năm. Chỉ có những ai đi theo dạng kết hôn hoặc EB5 thì mới có thẻ xanh 2 năm. Hơn nữa, các thị thực EB đều được coi như thẻ xanh, nên trong bài này chỗ nào nói xin EB visa thì cũng đồng nghĩa với thẻ xanh.
Bên dưới là 1 vài chi tiết tóm tắt lại của từng cấp độ. Mọi người vào đây để xem thông tin chính thức từ USCIS nhé! Để được đi theo 1 trong những cấp độ này, bạn phải thuộc vào 1 trong những dạng được nêu phía dưới.
- Người nước ngoài có khả năng đặc biệt về khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hoặc thể thao.
- Giáo sư, nhà nghiên cứu xuất sắc.
- Một số giám đốc, người quản lí của các công ty đa quốc gia.
- Phải sở hữu bằng cao học trở lên hoặc có bằng đại học và 5 năm kinh nghiệm làm việc.
- Phải có khả năng đặc biệt về khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hoặc thể thao và phải chứng minh được 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình.
- Phải có khả năng đặc biệt trong những lĩnh vực nếu trên để đem lợi về cho nước Mỹ.
- Người lao động có nhiều hơn 2 năm kinh nghiệm hoặc đào tạo.
- Người có bằng đại học đúng ngành của công việc
- Người lao động có ít hơn2 năm kinh nghiệm hoặc đào tạo.
- Người làm đạo
- Trẻ em mồ côi, bị ngược đãi, bỏ rơi
- Người làm tin tức
- Người thuộc tổ chức G-4 hoặc NATO-6
- Người làm cho chính phủ Mỹ ở nước ngoài
- Người thuộc không quân
- Một số bác sĩ
- Người dịch thuật từ Afganistan và Iraq.
- Người làm đạo từ Afganistan và Iraq.
- Người làm ở khu vực kênh đào Panama
Người đã hoặc đang đầu tư ở Mỹ với số tiền $1,000,000 hoặc $500,000 trong 1 số lĩnh vực. Số tiền đầu tư này phải đóng góp vào việc tạo ra việc làm cho ít nhất 10 nhân viên.
Trong tất cả 5 loại nêu ở trên thì EB3 được coi là “gần tầm với” nhất cho các bạn du học sinh mới ra trường. Do cơ hội chuyển đổi từ F1 qua green card theo đường này rất khó vì không đủ thời gian làm hồ sơ, bài này sẽ tập trung vào các bạn đã có H1B visa. Hầu như tất cả các công ty chỉ tài trợ thẻ xanh sau khi bạn đã có H1B, vì như vậy họ sẽ chắc chắn có được bạn trong 6 năm. Không có nhiều công ty sẽ chịu sự rủi ro làm giấy tờ cho những học sinh mới ra trường còn đi làm bằng OPT, vì bạn có thể sẽ bị về nước trước khi có thẻ xanh. Sau đây là những bước trong quá trình thay đổi từ thị thực F1 qua green card dựa vào EB3.
Quá trình:
- Tìm công ty tài trợ công việc cho theo đúng ngành học.
- Công ty phải làm đơn 9194 để xác định mức lương tối thiểu của vị trí này.
- Công ty phải quảng cáo vị trí này cho tất cả dân chúng và cố gắng tìm người thích hợp. Sau 1 khoảng thời gian (vài tháng), nếu công ty thật sự không tìm được người Mỹ nào để làm vị trí này, thì công ty có thể nộp đơn xin chính phủ để tài trợ cho bạn.
- Nộp đơn gọi là Labor Certification hay còn gọi tắt là PERM.
- Sau khi Labor Certification được chấp nhận, công ty mới có thể bắt đầu quá trình xin thẻ xanh cho bạn bằng cách nộp hồ sơ I-140 đến USCIS. Lưu ý: Trong đơn chứng nhận PERM, bạn sẽ được USCIS cho 1 ngày gọi là “priority date”, và ngày này chính là ngày mà họ công nhận hồ sơ của bạn vào hệ thống.
- Sau khi đơn I-140 được chấp nhận, bạn phải chờ 1 khoảng thời gian đến khi có 1 suất EB3 visa có sẵn mới được nộp đơn xin chuyển qua thẻ xanh. Thời gian đợi bao lâu thì tùy thuộc vào bạn là người nước nào là chính. Những người đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và những quốc gia có nhiều người nộp đơn thì sẽ phải chờ nhiều năm mới có visa. Visa của bạn sẽ được available nếu “priority date” của bạn đã qua. Có nghĩ là USCIS phải xử lí hết tất cả những hồ sơ nộp trước hồ sơ của bạn rồi mới cho bạn visa được. Các bạn có thể vào đây để xem hiện giờ USCIS đã xử lí hồ sơ đến ngày nào rồi.
- Sau khi có EB3 visa, bạn có thể làm Adjustment of Status để chuyển sang thẻ xanh. Vấn đề này bạn có thể google thêm dùng từ khóa “I-485”.
- Đi dự phỏng vấn xin thẻ xanh, nếu được chấp nhận thì sẽ có thẻ xanh.
Thời gian: Quá trình chuyển từ visa H1B sang thẻ xanh thông qua EB3 visa có thể kéo dài rất nhiều năm. Sau đây là 1 vài số liệu ám chừng của từng bước cho mọi người dễ tính toán.
- Tìm việc: Do đã có H1B nên bước này coi như không tính.
- Xác định mức lương: hơn 1 tháng
- Quảng bá và tìm công dân Mỹ để mướn: 2 đến 6 tháng
- Xin Labor Certification (PERM): 4 đến 6 tháng
- Nộp đơn I-140: 4 tháng đến 3 năm
- Đợi có visa để xin thẻ xanh: Tùy vào quốc tịch. Có thể từ 0 ngày đến 10+ năm. Hiện tài người Việt nam không phải chờ và có thể nộp xin thẻ xanh ngay sau khi có I-140.
- Nộp I-485 để xin chuyển status từ H1B sang thẻ xanh: Có thể từ vài tháng đến vài năm, không biết được!
- Phỏng vấn và lấy thẻ: Vài tháng.
Nói tóm lại, vì quá trình này thường kéo dài nhiều năm và tốn kém không ít (tiền hồ sơ, tiền mướn luật sư, vv), học sinh làm OPT mà chưa có H1B sẽ rất ít khi được tài trợ qua diện này. Các bạn nên tìm hiểu kĩ càng trước khi chi ra những số tiền lớn nhờ dịch vụ làm dùm.
Do bài này có nhiều từ khó dịch qua tiếng Việt quá nên có gì không hiểu các bạn cứ comment hoặc hỏi mình trực tiếp nhé!
công nhận chủ thớt có cách viết bài hay. không lan man, ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ. cảm ơn bài viết có tâm 😀
cảm ơn b vì bài viết chi tiết này :3
bài viết hơi ngắn nhưng khá đầy đủ. mình cũng đang quan tâm về lĩnh vực này. cảm ơn chủ thớt nhé :))