Image result for student jobs

Bài viết này không đề cập đến những việc làm bất hợp pháp như bưng phở, làm nails, bán hàng trên mạng… và cũng không đánh giá những ai đã/sẽ chọn làm những việc này.

Du học sinh sử dụng F-1 visa để đến Mỹ có thể đi làm hợp pháp theo những con đường sau:

1. Làm việc trong trường (On-campus employment)
Trong tất cả các con đường làm việc nêu ra trong bài viết này thì làm việc ở trong trường được coi là đơn giản nhất vì các bạn không cần phải xin phép USCIS. Du học sinh mới đặt chân đến Mỹ sẽ có thể bắt đầu làm việc ngay lập tức nếu có người mướn. Các bạn có thể tham khảo trang web việc làm của trường, trực tiếp đi đến các văn phòng trong trường để hỏi, hoặc cứ hỏi thẳng international admission counselor để biết thêm chi tiết. Sau khi nhận được job offer, các bạn phải xin Social Security Number (SSN) để có thể đóng thuế. Những giấy tờ cần thiết để xin SSN là I-94, I-20, letter of job offer and passport. Các bạn có thể xem 1 hướng dẫn cụ thể cách làm giấy tờ xin SSN như thế nào của trường Seattle Central College tại đây.
Tóm tắt:
  • Có thể bắt đầu xin việc ngay khi đến Mỹ.
  • Không cần nộp đơn xin USCIS.
  • Việc làm không cần liên quan đến lĩnh vực đang học.
  • Làm không quá 20h/tuần trong năm học và không quá 40h/tuần trong các kì nghỉ.
  • Lương thông thường là minimum wage của bang, có cơ hội được tăng lương.
Ví dụ: Gia sư, bưng bê đồ ăn trong căn-tin, data entry trong các văn phòng, hỗ trợ phòng thí nghiệm, vv.
 
Lưu ý:
  • Các bạn nên chú ý, có những công việc tuy là làm ở trong trường nhưng nếu không liên quan trực tiếp đến học sinh thì sẽ không được công nhận là on-campus jobs và nếu bạn làm nhưng công việc này sẽ bị phạm luật. Các bạn có thể tham khảo định nghĩ của On-campus jobs ở đây.
  • Nhiều việc trong trường sẽ đòi hỏi bạn phải có “work-study” và du học sinh thì rất ít có thể nhận được cái này, nên các bạn nên hỏi kĩ trước khi apply để không mất thời gian. Tham khảo về chương trình work-study ở đây.
  
2) Thực tập CPT (Curricular Practical Training)
Cái này hơi khó giải thích, nhưng nói tóm lại nó là chương trình để cho du học sinh có thể làm thực tập trong lĩnh vực hoc của mình. CPT có thể là internship (3 months) hoặc co-op ( vài học kì đến 1 năm). Du học sinh đến Mỹ phải học hết 1 academic year (9 tháng) mới có thể xin phép làm CPT và phải báo cáo với USCIS. CPT được chia làm 2 loại:
  1. Part-time: Làm bao lâu cũng được. Từ năm 2 trở đi, bạn có thể làm 20h/tuần hết 3 năm còn lại. 
  2. Full-time: Làm bao lâu cũng được. Tuy nhiên, nếu bạn làm 40h/tuần trong suốt 365 ngày hoặc hơn, thì bạn sẽ mất quyền xin OPT sau khi tốt nghiệp.
Tóm tắt:
  • Sau 1 năm học có thể xin việc.
  • CPT chỉ được làm trong 4 năm đi học, học xong thì sẽ không được làm CPT nữa.
  • Cần phải báo cáo công việc đến USCIS.
  • Làm không quá 20h/tuần trong năm học (part-time CPT) và không quá 40h/tuần (full-time CPT) trong các kì nghỉ.
  • Lương tùy vào công việc, nhưng ít khi bị minimum wage.

3) Thực tập OPT (Optional Practical Training)
OPT là con đường chính để các bạn du học sinh có thể ở lại Mỹ (không tính chuyện cưới sinh) vì chương trình này cho phép du học sinh ở lại Mỹ 1 năm sau tốt nghiệp và từ đó có thể có cơ hội được H1B visa. OPT giống CPT ở chỗ là các bạn phải làm công việc có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực học của mình. Tuy nhiên, điểm khác biệt nhất của OPT và CPT là bạn có thể xin OPT trong lúc học và sau khi học xong (CPT chỉ được làm khi chưa tốt nghiệp). Các bạn có thể xin 2 loại OPT là Pre-completion OPT (trước khi tốt nghiệp) và Post-completion OPT (sau khi tốt nghiệp).
Quá trình xin OPT cho cả pre và post đầu giống nhau và các bạn cần điền đơn I-765 để nộp cho USCIS. Các bạn có thể vào đây để xem cách làm I-765.
Tóm tắt:
  • Sau 1 năm học có thể xin việc.
  • OPT có thể làm trong khi đi học và sau khi tốt nghiệp.
  • Cần phải báo cáo công việc đến USCIS bằng cách điền đơn I-765 để xin thẻ EAD.
  • Pre-completion OPT: Làm không quá 20h/tuần trong năm học (part-time) và không quá 40h/tuần (full-time) trong các kì nghỉ.
  • Post-completion OPT: Bắt buộc phải làm 40h/tuần.
  • OPT phải được hoàn thành trong vòng 14 tháng sau khi tốt nghiệp.
  • Lương tùy vào công việc, nhưng ít khi bị minimum wage.
  • Sau khi nộp đơn xin OPT, sẽ phải chờ từ 30 đến 90 ngày mới nhận được EAD để bắt đầu làm việc.

Lưu ý:

Nếu bạn học 1 trong những ngành STEM (Science, Technology, Engineering and Math), bạn có thể nhận được STEM extension (24 tháng) sau khi OPT hết hạn. Vào đây để tham khảo thêm.

Ngoài 3 con đường đã được nêu phía trên thì du học sinh cũng có thể làm theo 2 con đường sau: Severe Economic Harship và Employment with an International Organization. Mình không có kinh nghiệm và cũng chưa biết ai có kinh nghiệm về 2 con đường này, vì vậy sẽ không đi sâu vào trong bài viết này. Vào đây để tham khảo thêm.

Mình muốn nói sơ qua kinh nghiệm làm việc của mình ở Mỹ để các bạn có thể tham khảo:

  • Năm 1 mình qua là bắt đầu làm on-campus ở trong International Services Office, mỗi tuần chỉ làm 8h vì đó là mức quy định của trường mình.
  • Năm 2 mình làm cho Student Success and Retention Office, cũng 8h/tuần.
  • Hè năm 2 mình bắt đầu đi làm Co-op từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015. Mình làm full-time CPT đủ 364 ngày và dừng lại để không bị mất OPT.
  • Ngay khi làm xong full-time CPT, công ty và mình thỏa thuận để mình vừa ở lại làm part-time CPT (18h/tuần) và vừa đi học full-time (18 credits).
  • Hè năm 3 mình muốn đi làm thêm để lấy kinh nghiệm nên đã nộp xin Pre-completion OPT 3 tháng.

Xin vui lòng liên lạc với mình trước khi share bài và kèm theo link của blog.

Skye Nguyen

7 thoughts on “Du học sinh có thể làm việc gì ở Mỹ?”

  1. Thích đọc các bài chia sẻ thực tế của em lắm. Em cho chị share để các phụ Huynh học hỏi nhé. Cám ơn em.

  2. Các bài Bạn viết chia sẻ rất hữu dụng. Mình sẽ theo thường xuyên chờ các bài viết của Bạn, và cho phép mình copy-paste sau đó trích dẫn nguồn để giúp con trai đang du học Mỹ và các phụ huynh Việt Nam nhé! Xin cảm ơn!

  3. Bài viết hay và thức tế quá, bạn cho mùnh share cho con gái mình nhé! Cản ơn bạn và chờ các bài viết của bạn.

  4. Great blog! Is your theme custom made or did you download it from somewhere?
    A theme like yours with a few simple adjustements would really
    make my blog shine. Please let me know where you
    got your design. Kudos

Leave a Reply

Your email address will not be published.